Học nữa-Học mãi
Chào bạn, chắc hẳn đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm diễn đàn, vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không đăng kí tài khoản để tham gia cùng với chúng tôi. Một sân chơi thú vị và bổ ích đang chờ bạn ngay sau khi bạn đăng kí. Chúc bạn có thời gian vui vẻ bên diễn đàn!
Admin, thân
Học nữa-Học mãi
Chào bạn, chắc hẳn đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm diễn đàn, vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không đăng kí tài khoản để tham gia cùng với chúng tôi. Một sân chơi thú vị và bổ ích đang chờ bạn ngay sau khi bạn đăng kí. Chúc bạn có thời gian vui vẻ bên diễn đàn!
Admin, thân
Học nữa-Học mãi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Học nữa-Học mãi

Các bạn mời vào.
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng NhậpĐăng ký
Ngày 30 tháng 11 năm 2010" Diễn đàn hocmai.forum-viet.net sẽ đổi tên thành tinhbantrongsang.forumvi.com" Mong các bạn ghé thăm! Rất xin lỗi vì sự bất tiện này "

 

 [sinh 8] khái quát cơ bản về cơ thể người

Go down 
Tác giảThông điệp
..:KuHa:..
Moderator
Moderator
..:KuHa:..


Tổng số bài gửi : 36
Tuổi : 27
Đến từ : ♥♥♥_tp_Huế♥♥♥


[sinh 8] khái quát cơ bản về cơ thể người  Empty
Bài gửiTiêu đề: [sinh 8] khái quát cơ bản về cơ thể người    [sinh 8] khái quát cơ bản về cơ thể người  I_icon_minitimeMon Nov 08, 2010 11:49 am

1. Khái quát về cơ thể người


1. 1. Cấu tạo chính



Cơ thể người được bao bọc bởi một lớp da. Trên da có nhiều lông nhỏ, mọc không đều nhau. Trong da có mạch máu, đầu mút các dây thần kinh và tuyến mồ hôi. Da bảo vệ các cơ quan trong cơ thể tránh được những ảnh hưởng có hại của môi trường ngoài, góp phần giữ nhiệt độ cơ thể không đổi. Dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là xương. Cơ tạo nên hình dạng ngoài cơ thể, xương làm thành cái khung bảo vệ cơ thể và các nội quan.
1. 1. 1. Các phần cơ thể



Các phần cơ thể, hay còn gọi là các khoang cơ thể, là những khoảng không gian trong cơ thể chứa đựng và bảo vệ các cơ quan và hệ cơ quan, bao gồm:

1. 1. 2. Các hệ cơ quan



Các cơ quan khác nhau có cùng một chức năng tạo thành một hệ cơ quan. Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiếthệ sinh dục.

1. 1. 3. Sự phối hợp hoạt động của các hệ cơ quan



Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau. Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài tiết), ... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh (cơ chế thần kinh) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc-môn do các tuyến nội tiết tiết ra (cơ chế thể dịch).
1. 2. Tế bào cơ thể người

[sinh 8] khái quát cơ bản về cơ thể người  Biological_cell
Một tế bào cơ thể người (động vật) điển hình gồm: (1) nhân con, (2) nhân, (3) ri-bô-xôm, (4) túi tiết, (5) lưới nội chất hạt, (6) bộ máy Gôn-gi, (7) khung xương tế bào, (Cool lưới nội chất trơn, (9) ti thể, (10) không bào, (11) chất tế bào, (12) li-zô-xôm, (13) trung thể



Bài chi tiết: Tế bào

1. 2. 1. Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong tế bào



Tất cả các cơ quan ở người đều cấu tạo bằng tế bào. Cơ thể người có số lượng tế bào rất lớn khoảng 75 nghìn tỉ (75 × 10¹²).Có nhiều loại tế bào khác nhau về hình dạng, kích thước và chức năng. Có tế bào hình cầu (tế bào trứng), hình đĩa (hồng cầu), hình khối (tế bào biểu bì), hình nón, hình que (tế bào võng mạc), hình thoi (tế bào ), hình sao (tế bào thần kinh — nơ-ron), hình sợi (tóc, lông) hoặc giống các sinh vật khác (bạch cầu, tinh trùng), ... Có tế bào dài, ngắn, có tế bào lớn, bé khác nhau và chức năng của các tế bào ở các cơ quan cũng khác nhau, ngay cả ở trong cùng một cơ quan cũng khác nhau. Tế bào lớn nhất là tế bào trứng, có đường kính khoảng 100 μm (0,1 mm), nằng bằng 175000 tinh trùng; tinh trùng là tế bào nhỏ nhất; dài nhất là tế bào thần kinh (nơ-ron). Mặc dù khác nhau về nhiều mặt nhưng loại tế bào nào cũng có 3 phần cơ bản: màng sinh chất, chất tế bàonhân.
Các bộ phậnCác bào quanCấu tạo và chức năng
Màng sinh chấtLà lớp ngoài của tế bào đặc lại, được cấu tạo từ prô-tê-inli-pit, có nhiệm vụ thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào
Chất tế bàoNằm trong màng tế bào, gồm nhiều bào quan và chất phức tạp, là nơi diễn ra những hoạt động sống của tế bào. Các bào quan chính là lưới nội chất, ti thể, ri-bô-xôm, bộ máy Gôn-gi, trung thể
Lưới nội chấtLà một hệ thống các xoang và túi dẹpmàng, có thể mang các ri-bô-xôm (lưới nội chất hạt) hoặc không (lưới nội chất trơn). Đảm bảo mối liên hệ giữa các bào quan, tổng hợp và vận chuyển các chất
Ri-bô-xômGồm hai tiểu đơn vị chứa rARN (ARN ri-bô-xôm), đính trên lưới nội chất hạt hoặc trôi trong bào tương (ri-bô-xôm tự do), là nơi diễn ra tổng hợp prô-tê-in
Ti thểGồm một màng ngoàimàng trong gấp nếp tạo thành mào chứa chất nền, tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng, tạo ATP (a-đê-nô-xin tri-phốt-phát)
Bộ máy Gôn-giLà một hệ thống các túi màng dẹt xếp chồng lên nhau, có các nang nảy chồi từ chồng túi, thu nhận, hoàn thiện, phân phối, tích trữ sản phẩm.
Trung thểLà một trung tâm tổ chức các ống vi thể, gồm hai trung tử xếp thẳng góc, xung quanh là chất vô định hình, tham gia vào quá trình phân chia tế bào.
NhânHình bầu dục hoặc hình cầu, bên ngoài có màng nhân bao bọc, trong nhândịch nhân và nhiều nhân con giàu ARN (a-xit ri-bô-nu-clê-ic), là nơi điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
Chất nhiễm sắcNằm trong dịch nhân. Ở một giai đoạn nhất định, khi tập trung lại làm thành nhiễm sắc thể, chứa ADN (a-xit đê-ô-xi-ri-bô-nu-clê-ic) đóng vai trò di truyền của cơ thể
Nhân conChứa rARN (ARN ri-bô-xôm) cấu tạo nên ri-bô-xôm
1. 2. 2. Thành phần hóa học của tế bào



Tế bào gồm một hỗn hợp phức tạp gồm nhiều chất hữu cơ và các chất vô cơ. Các chất hữu cơ chính là prô-tê-in, glu-xit, li-pit.

  • Prô-tê-in, hay còn gọi là chất đạm, là một chất phức tạp gồm có cac-bon (C), hi-đrô (H), ô-xi (O), ni-tơ (N), lưu huỳnh (S) và một số nguyên tố khác. Phân tử của prô-tê-in rất lớn, chứa đến hàng nghìn các nguyên tử nên thuộc vào loại đại phân tử. Prô-tê-in là thành phần cơ bản của cơ thể, có trong tất cả các tế bào.
  • Glu-xit, hay còn gọi là chất đường bột, là những hợp chất loại đườngbột. Nó gồm có C, H và O trong đó tỉ lệ giữa H và O luôn là 2H ÷ 1O. Trong cơ thể, glu-xit ở dưới dạng đường glu-cô-zơ (có ở máu) và gli-cô-gen (có ở gan và cơ).
  • Li-pit, hay còn gọi là chất béo, có ở mặt dưới da và ở nhiều cơ quan, nó cũng gồm 3 nguyên tố chính là C, H, O nhưng tỉ lệ của các nguyên tố đó không giống như glu-xit. Tỉ lệ H ÷ O thay đổi tùy loại li-pit. Li-pit là chất dự trữ của cơ thể.
  • A-xit nu-clê-ic (ADN hay ARN) chủ yếu có trong nhân tế bào. Cả 2 loại này đều là các đại phân tử, đóng vai trò quan trọng trong di truyền.


Ngoài các chất hữu cơ nói trên, trong tế bào còn có các chất vô cơmuối khoáng.
Về Đầu Trang Go down
http://www.baothy.vn
 
[sinh 8] khái quát cơ bản về cơ thể người
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» bảng so sánh cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của tảo, rêu, hạt trần, hạt kín
» [sinh 9] hệ sinh thái
» GIẢI THÍCH VÌ SAO BIẾN DỊ TỔ HỢP XUẤT HIỆN NHIỀU Ở SINH SẢN HỮU TÍNH VÀ HẠN CHẾ XUẤT HIỆN Ở SINH SẢN VÔ TÍNH
» [sinh 9] Nội quy box sinh 9
» [sinh 6] địa y

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Học nữa-Học mãi :: Sinh học :: Lớp 8 :: Khái quát về cơ thể người-
Chuyển đến