Học nữa-Học mãi
Chào bạn, chắc hẳn đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm diễn đàn, vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không đăng kí tài khoản để tham gia cùng với chúng tôi. Một sân chơi thú vị và bổ ích đang chờ bạn ngay sau khi bạn đăng kí. Chúc bạn có thời gian vui vẻ bên diễn đàn!
Admin, thân
Học nữa-Học mãi
Chào bạn, chắc hẳn đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm diễn đàn, vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không đăng kí tài khoản để tham gia cùng với chúng tôi. Một sân chơi thú vị và bổ ích đang chờ bạn ngay sau khi bạn đăng kí. Chúc bạn có thời gian vui vẻ bên diễn đàn!
Admin, thân
Học nữa-Học mãi
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Học nữa-Học mãi

Các bạn mời vào.
 
Trang ChínhLatest imagesĐăng NhậpĐăng ký
Ngày 30 tháng 11 năm 2010" Diễn đàn hocmai.forum-viet.net sẽ đổi tên thành tinhbantrongsang.forumvi.com" Mong các bạn ghé thăm! Rất xin lỗi vì sự bất tiện này "

 

 Tổng kết kiến thức vạt lý 7

Go down 
Tác giảThông điệp
danhvip
Moderator
Moderator
danhvip


Danh dự Cống hiến

Tổng số bài gửi : 177
Tuổi : 26
Đến từ : thanh hóa


Tổng kết kiến thức vạt lý 7 Empty
Bài gửiTiêu đề: Tổng kết kiến thức vạt lý 7   Tổng kết kiến thức vạt lý 7 I_icon_minitimeMon Nov 01, 2010 11:34 am

CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG VẬT LÝ
LỚP 7


CHỦ ĐỀ

MÚC ĐỘ CẦN ĐẠT

GHI CHÚ


I.QUANG HỌC


1.Sự truyền thẳng ánh sáng
a, Điều kiện nhìn thấy của một vật.

Kiến thức
- Nhận biết được rằng, ta nhình thấy cá vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
- Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.
- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng
- Nhận biết được ba loại chùm sáng : Song song, hội tụ và phân kì.
Kĩ năng
- Biểu diển được đường truyền của ánh sáng ( tia sáng) bằng đoạn thẳng có mủi tên.
- Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế : ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực , nguyệt thực,….


- Hiểu nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng, vật sáng là mọi vật có ánh sáng từ đó truyền vào mắt ta. Các vật được đề cập trong phần Quang học ở THCS đều được hiểu là các vật sáng.




Không yêu cầu học sinh giải thích các khái niệm môi trường trong suốt, đồng tính,đẳng hướng.
Chỉ xét các tia sáng thẳng.


2. Phản xạ ánh sáng

Kiến thức
- Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng
- Phát biểu được định luật ánh sáng.
- Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
- Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: Đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau.
Kĩ năng
- Biểu diển được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
- Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cáchlà vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.



3.Gương cầu

kiến thức
- Nêu được những đặc điểm ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lỏm và tạo bởi gương cầu lồi.
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.


Không xét đến ảnh thật tạo bởi gương càu lõm.


II - ÂM HỌC


1.Nguồn âm

Kiến thức
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
- Nêu được nguồn âm là vật dao động.
Kĩ năng
Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa.



2. Độ cao, độ to của âm

Kiến thức
- Nhận biết được âm cao(bổng) có tần số lớn, âm thấp(trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.
- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn,âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.



3. Môi trường truyền âm

Kiến thức
- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền được trong chân không.
- Nêu được âm trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.


Ở lớp 7, chân không được hiểu là khoảng không gian không có hơi hoặc khí.


4.Phản xạ âm. Tiếng vang

Kiến thức
- Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
-Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẳn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp có bề mặt ghồ ghề phản xạ âm kém.
- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
Kĩ năng
Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn



5. Chống ô nhiểm do tiếng ồn

kiến thức
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiểm do tiếng ồn
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiểm do tiếng ồn .
Kĩ năng
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiểm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
- Kể dược tên một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiểm do tiếng ồn.



III - ĐIỆN HỌC

1.Hiện tượng nhiểm điện
a, Hiện tượng nhiểm điện do cọ xát
b, Hai loại điện tích
c, Sơ lược về cấu tạo nguyên tử.

Kiến thức
- Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiểm điệndo cọ xát.
- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiểm điện là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện
- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
- Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử: Hạt nhân mang điện tích dương, các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện
Kĩ năng
Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiểm điện do cọ xát.


Không yêu cầc HS nêu được vật nào mang điện dương, vật nào mang điện âm trong thí nghiệm cọ xát hai vật
Không yêu ầu giải thích bản chất của hiện tượng nhiểm điện do cọ xát.
Ví dụ: Khi bóc vỏ nhựa bọc miệng chai nước khoáng thì mảnh vỏ nhựa được bóc ra dín vào tay.

2. Dòng điện . Nguồn điện

Kiến thức
-Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay…
- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng .
- - Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điệ thông dụng là pin và acquy.
- Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
Kĩ năng
Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng dèn pin, công tắc và dây nối.


3. Vật liệu dẩn điện và vật liệu cách điện. Dòng điện trong kim loại.

Kiến thức
- Nhận biết được vật liệu dẩn điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua.
- Kể tên được một số vật liệu dẩn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng .





Không yêu cầu HS giải thích êlectron tự do trong kim loại là gì.

4. Sơ đồ mạch điện . Chiều dòng điện.

Kiến thức
Nêu được qui ước về chiều dòng điện.
Kĩ năng
- Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẳn bằng các kí hiệu đã được qui ước.
- Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.
- Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện
- Biểu diển được bằng mủi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.





Mạch điện đơn giản gồm nguồn điện, một bóng đèn, dây dẩn, công tắc.

5. Các tác dụng của dòng điện

Kiến thức
- Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu đuợc biểu hiện của từng tác dụng này
- Nêu được ví dụ cụ thể về mổi tác dụng của dòng điện.


6. Cường độ dòng điện

Kiến thức
- Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampekê càng lớn,nghĩa là cường độ của nó càng lớn .
- Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.
Kĩ năng
sử dụng được ampekê để đo cường độ dòng điện.


Không yêu cầu phát biểu định nghĩa cường độ dòng điện.

7. Hiệu điện thế
a, Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
b, Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.

Kiến thức
- Nêu được: Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế
- Nêu được: Khi mạch hở, HĐT giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có gía trị bằng số vôn ghi trên vỏ mổi nguồn điện này.
- Nêu được đơn vị đo HĐT
- Nêu được khi có HĐT giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
- Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với HĐT định mức được ghi trên dụng cụ đó
Kĩ năng
- Sử dụng được vôn kế để đo HĐT giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở.
- Sử dụng được Ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch điện kín.


HĐT còn được gọi là điện áp

8. Cường độ dòng điện và HĐT đối với đoạn mạch mắc song song

Kiến thức
- Nêu được mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện trong đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song.
- Nêu được mối quan hệ giữa các HĐT trong đoạn mạch nối tiếp,đoạn mạch song song.
Kĩ năng
- Mắc được hai bóng đèn nối tiếp, song song và vẽ được sơ đồ tương ứng.
- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện và HĐT trong đoạn mạch nối tiếp,đoạn mạch song song.










Chỉ xét đoạn mạch gồm hai bóng đèn.




9. An toàn khi sử dụng điện.

kiến thức
Nêu được giới hạn nguy hiểm của HĐT và cường độ ndòng điện đối với cơ thể người.
Kĩ năng
Nêu và thực hiện được một số quy tắc để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện






Về Đầu Trang Go down
 
Tổng kết kiến thức vạt lý 7
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Học nữa-Học mãi :: Vật lí :: Lớp 7-
Chuyển đến